NGÀNH DỆT MAY 2023 – CƠ HỘI – THÁCH THỨC
Dệt may luôn là một trong những ngành công nghiệp đi đầu của nền kinh tế năm 2023. Bên cạnh tiềm năng phát triển, sẽ luôn có những cơ hội và thách thức tồn tại.
Sự ra đời của ngành dệt may
Để có những cái nhìn sâu hơn về ngành dệt may đặc biệt trong năm 2023. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Ngành dệt may đã tồn tại từ rất lâu đời, bắt đầu từ thời kỳ cổ đại con người đã bắt đầu sử dụng sợi dây để tạo ra áo, quần thô sơ. Hơn hết, ngành công nghiệp dệt may hiện đại bắt đầu phát triển vào thế kỷ 18 tại Anh Quốc, khi các máy móc ra đời giúp cho quá trình sản xuất nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Từ đó, ngành dệt may đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt tại Việt Nam. Lịch sử ngành may mặc ở Việt Nam bắt đầu tại nhà máy dệt Nam Định năm 1897. Trải qua bao năm, chúng ta thành lập được nhiều nhà xưởng với sự trợ giúp của các công nghệ, máy móc hiện đại. Và cho đến năm 2023, ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp quan trọng cho nền kinh tế đất nước, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.
Những thách thức trong sự phát triển của ngành dệt may 2023
Ngành dệt may vẫn luôn giữ vững vị thế trong sự phát triển kinh tế hiện nay. Dù thế, năm 2023, ngành dệt may lại đang đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức với sự phát triển của mình.
Theo thống kê vào đầu năm 2023, 15 doanh nghiệp hàng đầu ngành may mặc có tổng lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 đạt 440 tỷ đồng, giảm 63% tương đương 762 tỷ đồng so với quý IV năm 2021. Các doanh nghiệp có tiếng như Vinatex, Gilimex, Garmex Sài Gòn đều ghi nhận thua lỗ lần đầu tiên kể từ khi hoạt động. Các công ty đã phải ra các phương án dự phòng đầy đủ để giảm giá hàng tồn kho kịp thời, nhận đơn gia công số lượng nhỏ, giá cạnh tranh thấp nên dẫn đến kinh doanh thua lỗ.
Các chuyên gia đánh giá năm 2023 chính là một năm đầy thử thách cho ngành dệt may Việt Nam. Với tình hình khó khăn, khiến cho các doanh nghiệp bắt buộc phải thu hẹp hoạt động đồng thời cắt giảm số lượng lớn nhân sự. VNDirect thậm chí còn dự báo các doanh nghiệp dệt may lớn sẽ báo cáo lợi nhuận ròng tăng trưởng âm trong năm 2023.
Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt giảm đáng kể của ngành dệt may 2023:
Kinh tế thế giới có chiều hướng đi xuống
Do ảnh hưởng chưa dứt điểm của đại dịch Covid, khiến cho mọi ngành kinh tế trên thế giới nói chung và ngành dệt may nói riêng suy giảm nặng nề. Sự tăng trưởng không hề có tiến triển, chính sách thắt chặt tiền tệ được tăng cường, gây tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất.
Người tiêu dùng siết chặt chi tiêu
Trong thời gian giãn cách xã hội, Việt Nam xuất hiện tình trạng mua và dự trữ nhiều hơn thông thường. Nhưng tình thế này không kéo dài bao lâu, người dùng lại bắt đầu siết chặt chi tiêu với các sản phẩm được cho là không thiết yếu như sản phẩm may mặc.
Đối thủ cạnh tranh mạnh
Ngành dệt may không chỉ bị ảnh hưởng thị trường trong nước mà còn ở thị trường xuất khẩu nước ngoài. Xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh xuất khẩu may mặc như Myanmar, Ấn Độ, Bangladesh,..Mà Việt Nam lại có xu hướng chậm lại về vấn đề sản xuất may mặc bền vững, bảo vệ môi trường.
Cơ hội để ngành dệt may 2023 chuyển mình
Bức tranh của ngành công nghiệp may mặc đang cực kỳ trầm lặng bởi sự sụt giảm đơn hàng từ trong nước đến các thị trường lớn như Mỹ, EU. Nhưng với dự báo của các chuyên gia từ trước, ngành may mặc cũng như các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để chuyển mình trong năm 2023 khi thực hiện mạnh các giải pháp để hoàn thành mục tiêu.
Các doanh nghiệp dệt may vẫn đang tích cực hoạt động
Giữ chân người lao động may mặc
Trong tình thế khó khăn này, các doanh nghiệp may mặc phải giữ chân người lao động, đặc biệt là lực lượng nòng cốt. Tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên, tăng cường các chương trình phúc lợi và tạo ra môi trường làm việc tích cực.
Giữ chân khách hàng
Các doanh nghiệp trong ngành tìm cách tăng cường tương tác với khách hàng, đáp ứng nhu cầu của họ và cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn. Tiếp cận những tệp khách hàng, thị trường mới và đa dạng sẽ giúp doanh nghiệp có những đơn hàng mới, tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Giảm tối đa chi phí không cần thiết
Các khoản mục chi phí chưa cần thiết cần được doanh nghiệp loại bỏ. Tối ưu hóa quy trình sản xuất, sử dụng vật liệu sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường để đảm bảo hoạt động doanh nghiệp hiệu quả nhất. Sử dụng các công nghệ tự động hóa để quản lý tài chính và kho hàng cung ra thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành giảm thiểu chi phí không cần thiết và tăng cường hiệu suất sản xuất.
Việc tận dụng các cơ hội một cách thông minh sẽ mang lợi ích to lớn đến với ngành dệt may, tăng năng lực cạnh tranh với các đất nước khác trên thị trường.
Kết luận
Ngành dệt may 2023 đặc biệt tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát triển. Các doanh nghiệp vẫn luôn giữ vững niềm tin của họ vào ngành may mặc và tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau giúp ích cho hoạt động sản xuất. Hy vọng qua bài viết, vtec-codienlanh đã cung cấp những thông tin hữu ích và chi tiết nhất đến cho các độc giả.
Chia sẻ:
